THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH HOC MOET, SONG NGỮ
NHỮNG TRUYỀN THUYẾT VỀ CON TRAI
☀️☀️Khi nuôi dạy một bé trai, chúng ta thường hay nhận được những câu nói của mọi người xung quanh về con trai kiểu như này, bố mẹ xem có đúng với bé nhà mình không nhé.
Có lẽ rất nhiều bé trai đi học về chia sẻ với bố mẹ rằng màu hồng là của con gái, rằng các bạn nam lớp con bảo vậy. Hầu hết các bé trai ở Việt Nam đều được gieo ngay từ nhỏ (có khi không hẳn là do bố mẹ, ông bà mà từ hàng xóm, từ các anh chị lớn hàng xóm xung quanh…) rằng màu hồng chỉ dành cho con gái. Con trai ai lại thích màu hồng. Những định kiến về màu sắc tuy bề ngoài chỉ là chuyện nho nhỏ, nhưng mình nghĩ nó sẽ khiến tư duy và quan điểm của đứa trẻ bị đóng khung ngay từ khi còn rất nhỏ, về chuyện giới tính, về giá trị quan khi nhìn nhận mọi người sau này.
Chúng ta nên thường xuyên chia sẻ với các bạn nam rằng mọi màu sắc là dành cho tất cả mọi giới, chỉ là các bạn nữ có xu hướng thích màu hồng nhiều hơn các bạn nam. Bạn nam nào thích màu hồng không có nghĩa bạn ấy là con gái. Chúng ta cũng có thể mua quần áo cũng có nhiều màu sắc để con mặc.
Chính vì quan điểm của người lớn con trai chỉ thích chơi những đồ chơi như ô tô, lắp ghép, siêu nhân, nên mọi người không cho trẻ tiếp xúc với những trò chơi nấu ăn, chăm sóc búp bê…Nhưng thực tế cho thấy trẻ em giới tính nào cũng thích những trò chơi nấu ăn, chơi búp bê, chăm sóc em, và những trò chơi này nuôi dưỡng cảm xúc nhân văn, biết quan tâm chia sẻ, và trí tưởng tượng vô cùng phong phú.
Vậy nên các bố mẹ ngoài đồ chơi lego, ô tô chúng ta có thể mua cho các bé trai bộ đồ nấu ăn, gấu bông, bố mẹ và con cùng chơi phân vai bán hàng, chăm em gấu… Đây cũng là một cách để các anh lớn khi có em thích em bé, thích chăm sóc em bé nhỏ.
Vì khóc nhè là yếu đuối. Con trai ai lại khóc nhè. Con trai thì phải mạnh mẽ chứ. Người lớn ở Việt Nam, nhất là những người vẫn theo quan điểm cũ coi khóc là biểu hiện của sự yếu đuối. Có những ông bố bày tỏ thẳng quan điểm rằng không muốn con trai mình khóc nhè, hơi tí là mít ướt thì rất ghét.
Người lớn quên mất rằng khóc là một trạng thái bộc lộ cảm xúc, mà thông qua đó đứa trẻ sẽ giải toả cảm xúc, và học cách điều chỉnh cảm xúc.
Nhưng chính câu nói “Nín đi, khóc cái gì” là những câu nói khiến trẻ phải dồn nén cảm xúc của mình, chúng không được đối diện với cảm xúc ấy, và học cách vượt qua sau mỗi trải nghiệm khóc lóc. Những em bé ấy lớn lên, và mang trong mình rất nhiều tổn thương tâm lý. Sự tổn thương vì không được bộc lộ cảm xúc của mình. Sự tổn thương vì tư duy hằn sâu vào trong não bộ rằng nếu mình khóc là mình yếu đuối, người khác sẽ cho là mình thiếu mạnh mẽ.
Nhưng nếu như chúng ta không biết đối diện với cảm xúc thật của mình, làm sao chúng ta có thể học được sự đồng cảm với những cảm xúc của người khác được.
Có lẽ đã đến lúc người lớn đừng gieo vào đầu các bé trai ý nghĩ rằng con trai không được khóc, khóc là yếu đuối. Chính những suy nghĩ đó đã biến những chàng trai chỉ mạnh mẽ vỏ ngoài mà yếu đuối và vô tâm ở bên trong.
Dù là nam hay nữ, khi đứa trẻ khóc người lớn chỉ cần nói với trẻ “Con đang rất buồn đúng không. Không sao đâu con cứ khóc cho giải toả cảm xúc trong lòng đi nhé. Khóc là để mình nhận diện cảm xúc thực của mình. Khóc không phải là yếu đuối”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu từng chia sẻ về chủ đề này: Có lần Bon thấy mẹ khóc, con chạy đến vỗ vai mẹ “mẹ buồn à, không sao đâu mẹ cứ khóc đi, con sẽ ở bên cạnh mẹ”. Mình tin những bé trai sẽ biết an ủi như vậy khi ai đó khóc, nếu như các bé cũng được tự do đối diện với cảm xúc của chính mình.
Thành kiến nặng nề này đã kéo theo nhiều thế hệ đàn ông Việt Nam không biết làm việc nhà, không coi việc nhà là quan trọng, đó là việc của đàn bà, không phải việc của mình. Việc của mình là lo việc đại sự (kiếm tiền, chém gió).
Nhưng xã hội ngày nay đã thay đổi. Cán cân kiếm tiền trong gia đình và thăng tiến ngoài xã hội không còn nghiêng về bên nào. Và để cuộc sống gia đình hiện đại được bình an và hạnh phúc nhất thiết phải có sự hợp tác từ cả hai phía, bởi một bàn tay không thể làm nên tiếng vỗ. Người đàn ông hiện đại cần có một kỹ năng quan trọng để có thể lấy được vợ, và để giúp gia đình hạnh phúc đó là biết san sẻ trách nhiệm nuôi dạy con và làm việc nhà.
Một trong những điều cơ bản và quan trọng chúng ta nên dạy những cậu con trai từ khi còn 4-5 tuổi chính là kỹ năng làm việc nhà, nấu nướng và dọn dẹp. Bởi khi con biết làm những việc này, con sẽ biết trân trọng mẹ của mình, và khi một người con trai yêu mẹ của họ thì chắc chắn họ cũng sẽ yêu và trân trọng người bạn đời sau này của mình. Khi đã trở thành một người đàn ông tối đi làm về vẫn rửa bát, dọn nhà, hút bụi, tưới cây, đổ rác…và những cậu con trai của chúng ta nhìn hình ảnh này của bố mỗi ngày sẽ con cũng rất hào hứng giúp đỡ mẹ việc nhà.
Việc bố, anh trai làm việc nhà còn giúp cho chính con gái mình, em gái mình có cơ hội để thay đổi tư duy và quan niệm, chắc chắn họ cũng sẽ có mong muốn tìm những người bạn đời có xu hướng gần giống với bố và anh trai mình.
Ngày nay cuộc sống hiện đại với rất nhiều tiện ích, nhiều gia đình chiều con nên không bắt con trai và con gái mình phải động chân động tay làm việc gì. Thực ra dù trai hay gái, nhất thiết đều cần phải làm việc nhà, biết nấu nướng và dọn dẹp, vì đó là kỹ năng cơ bản sẽ giúp cuộc sống của chúng sau này tốt đẹp hơn. Biết dọn dẹp nhà, biết nấu nướng chính là bước đầu tiên để biết quản trị cuộc đời của mình sau này.
Còn “truyền thuyết” nào nữa các bố mẹ bổ sung giúp chúng mình nhé ^^
VỀ GAIA EDUCATION
Tiền thân hoạt động từ năm 2010, thành lập chính thức từ 2019 , với hơn 14 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, chúng tôi tự hào mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng tại HCM và trên cả nước. Chúng tôi hân hạnh cung cấp các dịch vụ sau :
+TƯ VẤN SET UP TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN VN VÀ QUỐC TẾ
+TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MOET VÀ QUỐC TẾ
+ TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG
Yêu Cầu Báo Giá
Nếu quý khách có nhu cầu tham khảo giá cả, tư vấn sâu hơn về dịch vụ, xin vui lòng liên hệ: